Get cash from your website. Sign up as affiliate.

Tất cả vì học sinh thân yêu !

Chào mừng các em học sinh yêu quý !

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

CÁC BÀI TOÁN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ELETRON

Tr¾c nghiÖm
chuyªn ®Ò to¸n  -  b¶o toµn electron
Câu 1: Đem nung hỗn hợp A, gồm hai kim loại: x mol Fe và 0,15 mol Cu, trong không khí một thời gian,     thu được 63,2 gam hỗn hợp B, gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hòa tan hết lượng hỗn hợp B trên bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc, thì thu được 0,3 mol SO2. Trị số của x là:
        A. 0,7 mol             B. 0,6 mol             C. 0,5 mol                 D. 0,4 mol
Câu 2.cho m g Al trộn với 37,6 g hỗn hợp Fe2O3 và CuO rồi nung ở nhiệt độ cao được hỗn hợp chất rắn A. Cho A vào dung dịch HNO3 dư, kết thúc phản ứng thu được 8,96 lit khí NO (đktc) và dung dịch B. Khối lượng m là: A. 8,1                          B. 5,4                      C. 10,8                      D. 16,2
Câu 3.cho 16,2 g một kim loại R có hoá trị không đổi vào dung dịch CuSO4 dư, để cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho tiếp dung dịch HNO3 dư vào hỗn hợp sau phản ứng trên thấy thoát ra 13,44 lit khí NO(đktc). Kim loại R là:
A. Mg              B. Fe                  C. Al                      D. Zn
Câu 4. Để m gam phoi bào sắt (A) ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp (B) có khối lượng 12 gam gồm sắt và các oxit FeO, Fe3O4, Fe2O3. cho B tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thấy giải phóng ra 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc).Khối lượng tính theo gam của m là:
A. 10,08                     B. 5,04                 C. 11,08                D. 10,8
Câu 5. Vàng cũng như bạch kim chỉ bị hòa tan trong nước cường toan (cương thủy), đó là dung dịch gồm một thể tích HNO3 đậm đặc và ba thể tích HCl đâm đặc. 34,475 gam thỏi vàng có lẫn tạp chất trơ được hòa tan hết trong nước cường toan, thu được 3,136 lít khí NO duy nhất (đktc). Phần trăm khối lượng vàng có trong thỏi vàng trên là:
      A. 90%                        B. 80%                        C.  70%                         D.  60%
Câu 6. Hòa tan hoàn toàn m gam bột kim loại nhôm vào một lượng dung dịch axit nitric rất loãng có dư, có 0,03 mol khí N2 duy nhất thoát ra. Lấy dung dịch thu được cho tác dụng với luợng dư dung dịch xút, đun nóng, có 672 ml duy nhất một khí (đktc) có mùi khai thoát ra. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của m là:
      A.  3,24 gam          B. 4,32 gam               C.  4,86 gam             D.  3,51 gam
Câu 7. Cho 7,04 gam kim loại đồng được hòa tan hết bằng dung dịch HNO3, thu được hỗn hợp hai khí là NO2 và NO. Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với hiđro bằng 18,2. Thể tích mỗi khí thu được ở đktc là:
        A. 0,896 lít NO2; 1,344 lít NO    B. 2,464 lít NO2; 3,696 lít NO
        C. 2,24 lít NO2; 3,36 lít NO        D. Tất cả số liệu trên không phù hợp với dữ kiện đầu bài
Câu 8. Một học sinh thực hiện hai thí nghiệm sau:
Lấy 16,2 gam Ag đem hòa tan trong 200 ml dung dịch HNO3 0,6M, thu được V lít NO (đktc)
Lấy 16,2 gam Ag đem hòa tan trong 200 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,6M – H2SO4  0,1M, thu được V’ lít NO (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, coi H2SO4 loãng phân ly hoàn toàn tạo 2H+ và SO42-.
          A. V = V’ = 0,672 lít                 
          B. V = 0,672 lít; V’ = 0,896 lít
          C. Hai thể tích khí trên bằng nhau, nhưng khác với kết quả câu (a)   
          D. Tất cả đều không phù hợp
Câu 9.  Dẫn chậm V lít (đktc) hỗn hợp hai khí H2 và CO qua ống sứ đựng 20,8 gam hỗn hợp gồm ba oxit là CuO, MgO và Fe2O3, đun nóng, phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hỗn hợp khí, hơi thoát ra không còn H2 cũng như CO và hỗn hợp khí hơi này có khối lượng nhiều hơn khối lượng V lít hỗn hợp hai khí H2, CO lúc đầu là 4,64 gam. Trong ống sứ còn chứa m gam hỗn hợp các chất rắn. Trị số của V là:
    A. 5,600 lít                   B. 2,912 lít                 
    C. 6,496 lít                  D. 3,584 lít
Câu 10. Hỗn hợp A dạng bột gồm hai kim loại nhôm và sắt. Đặt 19,3 gam hỗn hợp A trong ống sứ rồi đun nóng ống sứ một lúc, thu được hỗn hợp chất rắn B.  Đem cân lại thấy khối lượng B hơn khối lượng A là 3,6 gam (do kim loại đã bị oxi của không khí oxi hóa tạo hỗn hợp các oxit kim loại). Đem hòa tan hết lượng chất rắn B bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng, có 11,76 lít khí duy nhất SO2 (đktc) thoát ra. Khối lượng mỗi kim loại có trong 19,3 gam hỗn hợp A là:
        A.  5,4 gam Al; 13,9gam Fe               B.  4,05 gam Al; 15,25 gam Fe                               
        C. 8,1 gam Al; 11,2 gam Fe              D. 8,64 gam Al; 10,66 gam Fe
Câu 11.  Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm giữa 6,48 gam Al với 17,6 gam Fe2O3. Chỉ có phản ứng nhôm khử oxit kim loại tạo kim loại. Đem hòa tan chất rắn sau phản ứng nhiệt nhôm bằng dung dịch xút dư cho đến kết thúc phản ứng, thu được 1,344 lít H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 100%                    B. 90,9 %                        C. 75 %             D. 67,8 %
C©u 12. Nung nãng 29 gam oxit s¾t víi khÝ CO d­, sau ph¶n øng, khèi l­îng chÊt r¾n  cßn l¹i lµ 21 gam. C«ng thøc oxit lµ g×? 
A. FeO                          B. Fe2O3               C. Fe3O4                        D. Kh«ng x¸c ®Þnh ®­îc.
Câu 13. Điện phân dung dịch muối nitrat của kim loại M, dùng điện cực trơ, cường độ dòng điện 2 A. Sau thời gian điện phân 4 giờ 1 phút 15 giây, không thấy khí tạo ở catot. Khối lượng catot tăng 9,75 gam. Sự điện phân có hiệu suất 100%, ion kim loại bị khử tạo thành kim loại bám hết vào catot. M là kim loại nào?
A. Fe                     B. Zn                      C. Al                          D. Cu
Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 19,2g kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96lít(đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có tỉ lệ thể tích 3:1. Xác định kim loại M.
A. Fe(56)                                 B. Cu(64)                     C. Al(27)                     D. Zn(65)
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 11,2g Fe vào HNO3 dư thu được dung dịch A và 6,72 lít hỗn hợp khí B gồm NO và một khí X, với tỉ lệ thể tích là 1:1. Xác định khí X?
A.  NO                                                B. N2O                                    C. NO2                                    D. N2
Câu 16: Khi cho 1,92g hỗn hợp X gồm Mg và Fe có tỉ lệ mol 1:3 tác dụng hoàn toàn với HNO3 tạo ra hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có thể tích 1,736 lít (đktc). Tính khối lượng muối tạo thành và số mol HNO3 đã phản ứng.
A. 8,074gam và 0,018mol                                                        B. D. 8,4gam và 0,8mol
C. 8,7gam và 0,1mol                                                               D. 8,74gam và 0,1875mol
Câu 17: ThÓ tích dung dịch FeSO4 0,5M cần thiết ®Ó phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch chứa KMnO4 0,2M và K2Cr2O70,1M ở môi trường axit là
A.0,16 lít                      B.0,32 lít                      C.0,08 lít                      D.0,64 lít
Câu 18: Một oxit nitơ X có 30,43% về khối lượng. Tỉ khối của X so với không khí là 1,5862. Cần bao nhiêu gam dung dịch HNO3 40% tác dụng với Cu để điều chế được 1 lít X (1340C và 1 atm) giả sử phản ứng chỉ giải phóng X duy nhất
A.13,4g                        B.9,45g                        C.12,3g                        D.Kết quả khác
Câu 19: Cho một luồng khí CO qua ống đựng m gam Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được 13,92g hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe23, Fe3O4 .Hòa tan X bằng HNO3 đặc nóng thu được 5,824 lít khí đktc.Giá trị của m là
A.9,76g                        B.11,84g                      C.16g               D.18,08g
Câu 20: Hòa tan hòan toàn 12g hỗn hợp Fe, Cu (1:1 số mol) bằng HNO3 thu được V lít khí đktc hỗn hợp khí X (NO và NO2) và dung dịch Y chỉ chứa hai muối và axit dư. Tỉ khối của X so với H2 bằng 19. V có giá trị
A.3,36 lít                      B. 2,24 lít                     C. 4,48 lít                     D. 5,6 lít




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét