Get cash from your website. Sign up as affiliate.

Tất cả vì học sinh thân yêu !

Chào mừng các em học sinh yêu quý !

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

BT Kim loại tác dụng với nước

KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI H2O

Câu 1: Cho mg hh gồm Na và Al vào H2O sau khi phản ứng ngừng thu được 4,48 lít H2 và còn dư lại một chất rắn không tan. Cho chất này tác dụng với dd H2SO4 loảng thì thu được 3,36 lít khí và một dd . Tìm m.
Câu 2: Để hổn hợp gồm a mol Al và b mol Ba tan hết trong nước thành dung dịch thì điều kiện của a và b là
A. 3b > a > 2b B. a = 3b C. a 2b D. kết quả khác
Câu 3: Cho 0,1 mol Ba vào dung dịch X chứa hổn hợp 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol HCl. Kết thúc phản ứng thu được kết tủa, nung nóng ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu g chất rắn.
A. 13,98g B. 23,3g C. 26,5g D. kết quả khác
Câu 4: Hoà tan 11,5 g kim loại kiềm R vào H2O lấy dư được dung dịch D và 5,6 lít H2. Toàn bộ dung dịch D trung hoà vừa đủ bởi V lít dd H2SO4 0,5 M và thu được m g muối khan. Tính v và m.
Câu 5: Hổn hợp X gồm Na và Al. Cho mg hổn hợp X vào một lượng dư H2O thấy thoát ra V lít khí. Nếu củng cho mg X vào dd NaOH dư thì có 1,75 V lít khí. Tính % khối lượng Na trong hổn hợp
Câu 6: Cho 14,7 g hổn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp vào 200 ml dung dịch HCl 1M được dd B. cho B tác dụng với CuCl2 được 14,7g kết tủa. Tìm hai kim loại kiềm đó.
Câu 7: Một mẫu Na và Ba tác dụng với H2O dư thu được dd X và 3,36 lít H2. Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X.
Câu 10. Cho hỗn hợp gồm Ba, Al2O3 và Mg vào dung dịch NaOH dư, có bao nhiêu phản ứng dạng phân tử có thể xảy ra?
a) 1 b) 2 c) 3 d) 4
Câu 11. Cho hỗn hợp hai kim loại Bari và Nhôm vào lượng nước dư. Sau thí nghiệm, không còn chất rắn. Như vậy:
a) Ba và Al đã bị hòa tan hết trong lượng nước có dư.
b) Số mol Al nhỏ hơn hai lần số mol Ba.
c) Số mol Ba bằng số mol Al.
d) Số mol Ba nhỏ hơn hoặc bằng hai lần số mol Al
Câu 12. Hỗn hợp A gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp nhau. Hòa tan 0,37 gam hỗn hợp A trong nước dư, thu được dung dịch X. Cho 100 ml dung dịch HCl 0,4M vào dung dịch X, được dung dịch Y. Để trung hòa vừa đủ lượng axit còn dư trong dung dịch Y, cần thêm tiếp dung dịch NaOH có chứa 0,01 mol NaOH. Hai kim loại kiềm trên là:
a) Li-Na b) Na-K c) K-Rb d) Rb-Cs
Câu 13. Cho 2,055 gam kim loại X vào lượng dư dung dịch CuCl2, thấy có tạo một khí thoát ra và tạo 1,47 gam kết tủa. X là kim loại gì?
a) Na b) K c) Ca d) Ba
Câu 14. Hòa tan 2,216 gam hỗn hợp A gồm Na và Al trong nước, phản ứng kết thúc, thu được dung dịch B và có 1,792 lít khí H2 tạo ra (đktc), còn lại phần rắn có khối lượng m gam.
Trị số của m là:
a) 0,216 gam b) 1,296 gam c) 0,189 gam d) 1,89 gam
Câu 15.Hòa tan 1,59 gam hỗn hợp A gồm kim loại M và Al trong lượng nước dư. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 0,04 mol khí hiđro thoát ra, còn lại 0,27 gam chất rắn không tan. M là kim loại nào?
a) Na b) K c) Ca d) Ba
Câu 16. X là một kim loại. Cho 1,1 gam X vào 100 ml dung dịch FeCl2 2M, thu được chất rắn không tan và có 616 ml một khí thoát ra (đktc). X là:
a) Na b) K c) Ca d) Ba
Câu 17. Cho 1,17 gam K vào 100 ml dung dịch Mg(NO3)2 0,1M (dung dịch A). Phản ứng xảy ra hoàn toàn. Có khí thoát ra, có kết tủa trắng, thu được dung dịch B. Khối lượng dung dịch
B so với dung dịch Mg(NO3)2 lúc đầu (dung dịch A) như thế nào?
a) Khối lượng dung dịch B nhỏ hơn khối lượng dung dịch A 0,61 gam
b) Khối lượng dung dịch B nhỏ hơn khối lượng dung dịch A 0,56 gam
c) Khối lượng dung dịch B lớn hơn khối lượng dung dịch A 0,56 gam
d) Khối lượng dung dịch B lớn hơn khối lượng dung dịch A 0,59 gam
Câu 18. Hỗn hợp A gồm Ba và Al. Cho lượng nước dư vào 4,63 gam hỗn hợp A, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy còn lại 0,81 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp +A là:
a) 59,18%; 40,82% b) 58,2%; 41,88%
c) 62,56%; 37,44% d) 65,10%; 34,90%
Câu 19. Đem hòa tan x gam Na vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1 M, thu được dung dịch A. Cho từ từ dung dịch A vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1 M, thu được y gam kết tủa.
Tìm trị số của x để y có trị số lớn nhất. Trị số của x và trị số cực đại của y là:
a) x = 0,46 g; y = 1,56 g b) x = 0,46 g; y = 6,22 g
c) x = 0,69 g; y = 1,56 g d) x = 0,69 g; y = 8,55 g
Câu 20. Cho m gam hỗn hợp A dạng bột gồm K và Zn hòa tan lượng nước dư, thu được 224 ml
H2 (đktc). Còn nếu hòa tan m gam hỗn hợp A vào dung dịch KOH dư, thu được 291,2
ml H2 (đktc). Trị số của m là:
a) 0,910 b) 0,715 c) 0,962 d) 0,845
Câu 21:Cho 0,54g Al vào 40ml dung dịch NaOH 1M,sau phản ứng thu được dung dịch X.Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch X thu được kết tủa. Để thu được kết tủa lớn nhất thì thể tích dung dịch HCl 0,5M là:
A.110ml B.40ml C.70ml D.80ml
Câu 22: Lấy m gam A (gồm Na, Al) chia làm 2 phần bằng nhau : Phần 1 cho vào nước cho đến khi hết phản ứng thấy thoát ra 0,448 lít khí H2(đktc); Phần 2 cho vào dung dịch Ba(OH)2 dư đến khi hết phản ứng thấy thoát ra 3,472 lít khí H2(đktc). Giá trị của m là
A. 5,86 gam B. 2,93 gam C. 2,815 gam D. 5,63 gam
Câu 23: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 10,8. B. 5,4. C. 7,8. D. 43,2.
Câu 24: Tính V dd Ba(OH)2 0,01 M cần thêm vào 100 ml dd Al2(SO4)3 0,1 M để thu được 4,275 g kết tủa?
A. 1,75 lit B.1,5 lit C. 2,5 lit D.0,8 lit
Câu 25 : Cho 1,05 mol NaOH vào 0,1 mol Al2(SO4)3.Hỏi số mol NaOH có trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu? A. 0,65 mol B. 0,45 mol C. 0,75 mol D. 0,25 mol
Câu 26: Một dung dịch có chứa x mol K[Al(OH)4] tác dụng với dung dịch chứa y mol HCl. Điều kiện để sau phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất là: A. x > y B. y > x C. x = y D. x <2y Câu 27: Cho 20,4 gam hỗn hợp Mg, Zn, Ag vào cốc đựng 600 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc thêm dần NaOH vào để đạt được kết quả tối đa. Lọc kết tủa và nung nóng ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn. Giá trị của a là: A. 23,2 gam B. 25,2 gam C. 27,4 gam D. 28,1 gam Câu 28: Cho 3,42 gam Al2(SO4)3 vào 50 ml dung dịch NaOH thu được 1,56 gam kết tủa và dung dịch X. Nồng độ M của dung dịch NaOH là: A. 1,2M B. 2,4M C. 3,6M D. 1,2M và 3.6M Câu 29:Trộn 200ml dung dịch NaOH1M với 100ml dung dịch HCl xM thu được dung dịch A. Cho dung dịch A vào 200ml dung dịch AlCl3 0,5M thu được 1,56g kết tủa. Hãy lựa chọn giá trị đúng của x. A. 0,6M B. 1M C.1,4M D. 2,8M Câu 30: 200 ml gồm MgCl2 0,3M; AlCl3 0,45 M; HCl 0,55M tác dụng hoàn toàn với V(lít) gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M. Tính giá trị của V(lít) để được kết tủa lớn nhất và lượng kết tủa nhỏ nhất: A. 1,25lít và 1,475lít B. 1,25lít và 14,75lít C.12,5lít và 14,75lít D. 12,5lít và 1,475lít Câu 31: Để thu được Al(OH)3 ta thực hiện thí nghiệm nào là thích hợp nhất ? A. Cho từ từ muối AlCl3 vào cốc đựng dung dịch NaOH B. Cho từ từ muối NaAlO2 vào cốc đựng dung dịch HCl. C. Cho nhanh dung dịch NaOH vào cốc đựng dung dịch muối AlCl3. D.Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3 . Câu 32: Cho a mol NaAlO2 tác dung với dung dịch có chứa b mol HCl . Với điều kiện nào của a và b thì xuất hiện kết tủa ? A . b < 4a. B. b = 4a. C. b > 4a. D. b 4a.
Câu 33: 100ml dd A chứa NaOH 0,1M và NaAlO2 0,3M. Thêm từ từ dd HCl 0,1M vào dd A cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần. Đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi thì được 1,02g chất rắn. Thể tích dd HCl 0,1M dã dùng là:
A. 0,7 lit B. 0,5 lit C. 0,6 lit D. 0,55 lit
Câu 34: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dd chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ
A. a : b = 1 : 4. B. a : b < 1 : 4. C. a : b = 1 : 5. D. a : b > 1 : 4.
Câu 35: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dd NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là A. 1,2. B. 1,8. C. 2,4. D. 2.
Câu 36: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là
A. 0,45. B. 0,35. C. 0,25. D. 0,05.
Câu 37: Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH (dư), thu được a mol hỗn hợp khí và dd X. Sục khí CO2 (dư) vào dd X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là
A. 0,55. B. 0,60. C. 0,40. D. 0,45.
Câu 38: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 19,70. B. 17,73. C. 9,85. D. 11,82.
Câu 39: Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch X chứa hỗn hợp AlCl3, ZnCl2, NiCl2, FeCl3 thu được kết tủa Y. Nung kết tủa Y đến khối lượng không đổi được chất rắn Z, cho luồng CO dư đi qua Z nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn T. Trong T có chứa
A. Fe, Ni, Al2O3. B. Al2O3, ZnO và Fe. C. Al2O3, Zn. D. Al2O3 và Fe.
Câu 40:Trong một cốc đựng hoá chất là 200 mL dung dịch AlCl3 2M. Rót vào cốc đó 200 mL dung dịch NaOH nồng độ a (M) thu đ¬ược một kết tủa. Đem kết tủa sấy khô, nung đến khối lư¬ợng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Vậy a bằng
A.1,5M B.1,5M hoặc 7,5M C.1,5M hoặc 3M D.1M hoặc 1,5M
Câu 41: Cho 1 mol KOH vào dung dịch chứa a mol HNO3 và 0,2 mol Al(NO3)3. Để thu được 7,8 gam kết tủa thì giá trị lớn nhất của a thỏa mãn là:
A. 0,75 mol. B. 0,5 mol. C. 0,7 mol. D. 0,3 mol.
Câu 42: Hoà tan 0,54 gam Al trong 0,5 lít dung dịch H2SO4 0,1M thu được dung dịch A. Thêm V lít dung dịch NaOH 0,1 M cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần. Nung kết tủa thu được đến khối lượng không đổi ta được chất rắn nặng 0,51 gam. V có giá trị là: A. 1,1 lít B. 0,8 lít C. 1,2 lít D. 1,5 lít
Câu 43: Thêm 240 ml ddNaOH 1M vào 100ml dd AlCl3 nồng độ a mol / lít, khuấy đều tới khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,08,mol kết tủa. Thêm tiếp 100ml dd NaOH 1M thì thấy có 0,06 mol kết tủa. Giá trị của a là:A. 0,5M B. 0,75M C. 0,8M D. 1M
Câu 44 : Cho V lít dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng thu được dung dịch X. Biết dung dịch X hoà tan hết 2,04 gam Al2O3. Giá trị của V là
A. 0,16 lít hoặc 3,2 lít B. 2,4 lít C. 3,2 lít D. 0,16 lít hoặc 2,4 lít
Câu 45: Cho 250 ml dung dịch NaOH 4M vào 50 ml dung dịch Al2(SO4)3 2M. Sau phản ứng thu được dung dịch X. Thành phần các chất trong X gồm
A. Na2SO4 và NaOH B. Na2SO4, Na[Al(OH)4], NaOH
C. Na2SO4 và Al2(SO4)3 D. Na2SO4 và Na[Al(OH)4]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét